Bản Quyền Đặc Sản Củ Chi - 0973.425.025. Được tạo bởi Blogger.
Latest Post

CÁC MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ KHOAI MÌ - CỦ CHI

Written By Unknown on Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013 | 10:23

Chỉ từ cây khoai mì (củ sắn) mà người dân Củ Chi đã sáng tạo ra biết bao món ăn dân dã, đậm chất miền Tây nhưng lại không kém phần hấp dẫn.

1. Bánh khoai mì cay

Đây là một trong những món ăn vặt quen thuộc của miền Tây. Khoai mì sống được bào thành sợi, cho thêm hành lá, gia vị, bột cà ri, sau đó được nắn lại thành hình tròn hoặc bất kì hình dáng nào mà bạn thích. Kế đến người ta đem bánh đi chiên vàng đều hai mặt.

Bánh khoai mì cay ăn vào vừa có vị dẻo của khoai mì, vị cay cay của bột cà ri, thích những là những ngày trời mưa lạnh được nếm những chiếc bánh khoai mì vàng ươm, giòn bên ngoài, dẻo mềm bên trong, lại có vị cay cay của sa tế.
Bạn có thể tìm mua bánh khoai mì cay ở khắp các đường phố, khu chợ ở miền Nam. Hoặc nếu thích bạn có thể trổ tài làm món bánh khoai mì cay để chia đãi bạn bè và người thân vào dịp cuối tuần.

2. Khoai mì hấp nước cốt dừa

Món khoai mì hấp nước cốt dừa được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em phụ nữ. Có lẽ vì cái vị bùi bùi, dẻo dai của khoai mì, cộng thêm vị béo của nước cốt dừa hoa quyện vào nhau tạo thành món ăn ngon tuyệt, không thề nào cưỡng lại.

Món ăn ngon là thế nhưng làm thì lại cực kì đơn giản. Khâu quan rộng nhất là nấu nước cốt dừa, nước cốt dừa được nấu sôi trên nồi, bỏ thêm hành lá, bột gạo sao cho không qua lỏng cũng không quá đặc. Nước cốt dừa sau đó được rưới lên mặt những củ khoai mì đã được hấp chín.
Thích nhất là cảm giác nếm nước cốt dừa mằn mặn, ngọt ngọt bên ngoài, cắn vào bên trong là miếng khoai mì ngọt thơm dẻo dai.


3. Khoai mì luộc lá dứa

Không quá phức tạp, cầu kì nhưng những củ khoai mì luộc lên cùng lá dứa lại có sức hấp dẫn đến lạ lùng. Khoai mì luộc được chia thành hai loại, khoai mì bột và khoai mì dẻo. Khoai mì được gọt vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem hấp lên cùng lá dứa (ngoài bắc gọi là lá cơm nếp).

Món khoai mì luộc lá dứa có thể chấm kèm với muối mè hay đơn giản là muối ớt để tăng thêm vị đậm đà cho khoai mì.





4. Chè khoai mì

Nhìn sơ chén chè khoai mì có hình dáng như chè trôi nước bởi những viên chè tròn tròn, được nấu cùng nước cốt dừa và được rắc mè rang lên trên.

Để có được chén chè khoai mì thơm ngon, đầu tiên người ta phải cắt vỏ và ngâm khoai mì cho ra hết mủ, kế đến bào thật nhuyễn và vo lại thành viên. Đợi nước sôi ta cho từng viên khoai mì vào luộc chín.
Song Song đó ta nấu sôi nước cốt dừa pha loãng và cho khoai mì vào. Chén khoai mì mềm dai, cộng thêm vị béo của nước cốt dừa, cái bùi của mè rang tạo nên mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.




5. Bánh khoai mì nướng

Nhắc đến các món ăn làm từ khoai mì ta không thể không nhắc đến món khoai mì nướng. Khoai mì nướng được chia làm hai dạng là khoai mì được luộc chín, tán nhuyễn, vo lại thành miếng tròn và được mang nướng vàng trên than hồng.












Dạng thứ hai là bánh khoai mì nướng thành ổ, khoai mì được bào thật nhuyễn trộn với bột, cho vào khung vào mang đi nướng vàng đều hai mặt.

Ổ bánh khoai mì sau khi nướng chín sẽ được cắt ra thành miếng nhỏ. Để tăng sức hấp dẫn cho bánh khoai mì nướng người ta sẽ cắt nhỏ chúng và rưới nước cốt dừa lên trên.





6. Bánh tằm khoai mì

Bánh tằm khoai mì làm món ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, chúng có mặt không chỉ làng quê và còn ở các các đô thị, thành phố lớn. Cũng giống nhiều món ăn khác, để làm món này người ta phải mài khoai mì ra thật nhuyễn, sau đó khoai mì được tạo dáng thành từng sợi, giống như sợi bánh canh.

Ngoài ra để tăng màu sắc cho món bánh tằm khoai mì, người ta còn bỏ thêm màu lá dứa, màu lá cẩm, màu gấc để tăng sức hấp dẫn của món ăn.











7. Chè chuối chưng khoai mì

Ché chuối chưng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người bởi sự đơn giản từ cách làm cho đến nguyên liệu, chỉ cần có một nải chuối, cùng vài củ khoai mì, nước cốt dừa, bột báng, đậu phộng là bạn đã có ngay nồi chè chuối chưng khoai mì ngon tuyệt.
Chuối, khoai mì là hai bạn rất dễ tìm thấy ở sân vườn của người miền Tây, chính vì thế mỗi khi muốn ăn là sẽ có ngay, cho nên nhiều nhà còn nấu rất nhiều chè, sau đó cho vào tủ lạnh để ăn dần dần.








8. Khoai mì chà bông

Cái ngon của món khoai mì chà bông chính là vị đường hòa trộn cùng vị muối, mè rang vàng tạo thành mùi vị dân dã, lạ miệng cho món ăn. Nhiều người thích dùng muỗng để ăn món này nhưng người khác lại thích vo tròn lại giống như ăn xôi.

Để làm món ăn này người ta phải mang luộc khoai mì thật chín, sau đó tán nhuyễn, lần lượt cho dừa đã bào nhuyễn và cắt thành sợi. Khi ăn ta múc ra đĩa và rắc muối mè đậu phộng lên trên.

KỸ THUẬT NUÔI BÒ THỊT - CỦ CHI

Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt 

 I. CHỌN BÒ CÁI SINH SẢN LÀM GIỐNG. 

Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau:

* Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.

- Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dục lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi.

- Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng đẻ một con bê.

* Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:

- Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.

- Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.

- Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.

- Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.

II – PHỐI GIỐNG CHO BÒ.

* Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.

- Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.

- Thời điểm phối giống thích hợp:

+ Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên.

+ Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng.

+ Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt.

* Phối giống cho bò có hai phương pháp:

- Thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đông lạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái. Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp.

+ Dùng bò đực lai có máu ngoại 75% trở lên (F2) được bình tuyển đủ tiêu chuẩn giống cho nhảy trực tiếp ở những vùng sâu vùng xa, chưa có điều kiện phối giống nhân tạo.

III- CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÒ ĐẺ VÀ BÊ.

* Chăm sóc bò chửa: 

Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ tám, thứ chín.

* Đỡ đẻ cho bò:

Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.

- Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ.
- Đỡ đẻ cho bò:
+ Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra. Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối. Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I - ốt 5%. Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con. Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê. Bóc móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm. Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê.
+ Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.

* Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:

- Đối với bò mẹ:
+ Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1kg thức ăn tinh / con/ngày) và 30 – 40gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.

+ Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống.
- Đối với bê:
+ Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi ở nhà, cạnh mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm khô sạch.

+ Trên 1 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê ăn thức ăn tinh.

+ Từ 3 – 6 tháng tuổi: cho 5 – 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.

+ Từ 6 - 24 tháng tuổi: chăn thả là chính, mỗi ngày cho ăn thêm 10 – 20kg cỏ tươi, ngọn mía, ngọn ngô non… Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4 kg cỏ khô một ngày.

- Vỗ béo bò:

Trước khi giết mổ bò phải được vỗ béo. Thời gian vỗ béo từ 60 – 90 ngày.

+ Chăn thả 7 – 8 giờ/ngày.

+ Cỏ xanh : 10% trọng lượng cơ thể / ngày.

+ Tảng liếm : 0,07kg.

+ Thức ăn tinh: 1,5 – 2kg/ngày.

+ Bổ sung thêm rơm ủ urê 4%.

Lưu ý: Cho gia súc ăn từ từ để quen thức ăn. Tẩy giun sán trước khi vỗ béo. Cung cấp nước uống đầy đủ.

IV- KỸ THUẬT Ủ RƠM VỚI URÊ.

Lợi dụng đặc điểm bộ máy tiêu hóa của trâu, bò có thể chuyến hóa đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, bà con nông dân nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê rất đơn giản:

- Nguyên liệu gồm: 100kg rơm khô, 100 lít nước sạch; 4kg urê.

- Cho urê hòa tan trong nước rồi dùng bình tưới tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau đó ủ rơm trong bao ni lông hoặc bể gạch đậy kín.

- Sau 7 ngày lấy dần dần cho bò ăn, tập cho bò ăn 3 – 5 ngày đầu, ăn quen mỗi ngày ăn 5 – 7kg/con.

V- PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:

* Định kỳ tiêm phòng một số bệnh: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng…

* Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ…)

- Dùng 1,25 gam Neguvon + 0,3 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc trên xát toàn thân trâu bò.

* Giun sán:

- Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn.

- Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan.

- Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


KỸ THUẬT NUÔI GÀ VƯỜN

I. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ


1.Chuẩn bị điều kiện nuôi:

Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:

- Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.

- Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

- Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.

- Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.

- Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.

- Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

a. Chuồng trại:

Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát để cất chuồng gà. Nên cất chuồng theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.

Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).

Nếu nuôi gà thả vườn,chuồng là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.

Mặt trước cửa chuồng hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.

Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới B40, lưới nilon, tre gỗ... tùy điều kiện nuôi của từng hộ. Ban ngày khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng.

b. Lồng úm gà con:

- Kích thước 2m x 1 m cao chân 0,5 m đủ nuôi cho 100 con gà.

- Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).

c. Máng ăn:

- Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.

- Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.

- Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.

d. Máng uống:

Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

e. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà:

Gà rất thích tắm cát.

Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và diêm sinh cho gà tắm. Kích thước bể dài 2 m, rộng 1 m, cao 0,3 m cho 40 gà.

Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

f. Dàn đậu cho gà:

Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.

Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5 m, cách nhau 0,3-0,4 m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.

* Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.

* Vườn chăn thả: 1 m2/1 gà.

2. Chọn giống:

- Nuôi thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng.....

- Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri....

* Chọn giống gà con:

- Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.

- Chọn những con nhanh, mắt sáng,lông bông, bụng gọn, chân mập.

- Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

* Chọn gà đẻ tốt:

- Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.

- Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.

- Mắt sáng,lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.

- Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.

- Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamine C, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày.Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.

Trộn thuốc cầu trùng vào trong thức ăn cho gà từ ngày thứ 7 trở đi, dùng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).Thay giấy lót đáy chuồng và dọn phân mỗi ngày sạch sẽ.

Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rủ cần cách ly ngay để theo dõi.

Dùng bóng đèn tròn 75W úm cho 1m2 chuồng có che chắn để giữ nhiệt, tùy theo thời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.

Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.

Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc Vitamine C.

Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.

Nếu là gà nuôi thịt thì không cần cắt mỏ. Đối với gà đẻ để giảm hiện tượng cắn mổ nhau thì nên cắt mỏ (chỉ cắt phần sừng của mỏ) vào tuần 6-7.

Chú ý: Không nuôi nhiều cở gà trong 1 chuồng, trước khi nuôi đợt mới cần phải sát trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ.

4.Thức ăn cho gà:

Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rửa.

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

Đối với gà thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.

- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

5. Vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh phòng bệnh là vấn đề là công tác chủ yếu, đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch". Nên chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.

Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà thả nền thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.

a. Những nguyên nhân gây bệnh

- Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.

- Môi trường sống:

+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.

+ Nước uống phải sạch.

+ Không khí, nhiệt độ ....

b. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm:

- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.

- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).

c. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

* Vệ sinh phòng bệnh:

- Thức ăn tốt.

- Nước sạch.

- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.

- Chuồng nuôi sạch.

- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.

- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.

* Phòng bằng Vaccine:

Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:

- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.

- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

*Phòng bằng thuốc:

- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...

- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ

d. Phòng bệnh:

Thời gian

Bệnh

Phương thức

1 ngày
Marek
Rumboro
Dịch tả
Nhúng ngập mũi
10 ngày
Gumboro
Đậu
Nhỏ mũi, xuyên da cánh
21 ngày
Dịch tả
Nhỏ mũi, uống
28 ngày
Gumboro
Nhỏ mũi, uống
56 ngày
Dịch tả
Uống
105 ngày
CRD
Chích bắp

Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh.

Sau 6 tháng đẻ, ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.

II.MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ

BỆNH CẦU TRÙNG

1. Nguyên nhân:

Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật... vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.

Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.

Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.

2. Triệu chứng:

Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.

3. Bệnh tích:

Manh tràng sưng to, chân đầy máu.Ruột sưng to.Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.

4. Phòng bệnh.

Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày).

+ Anticoc 1gr/1 lít nước.

+ Baycoc 1ml/ 1 lít nước.

5. Trị bệnh:

Tăng liều gấp đôi liều phòng

BỆNH THƯƠNG HÀN (Salmonellosis)

1. Nguyên nhân:

Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.

2. Triệu chứng:

Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối.Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.

3. Bệnh tích:

- Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.

- Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non dị hình méo mó.

4. Phòng bệnh:

Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:

- Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.

- Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.

5. Trị bệnh:

Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.

BỆNH DỊCH TẢ (Newcastle disease)

1. Nguyên nhân:

Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi.

Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.

2. Triệu chứng:

Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.

a.Thể cấp tính:  Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết.


Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).

Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.

Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi.Tích, mào tím xanh.

Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.

Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.
b. Thể mãn tính:
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ.... Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.

3. Bệnh tích:

Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của virus.Dạ dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.

4. Phòng bệnh:

Chủ yếu là bằng vaccine.

5. Trị bệnh:

Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,....

BỆNH GUMBORO

1. Nguyên nhân:

Do virus. Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.

2. Triệu chứng:

Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.

Gà sút nhanh, run rẫy.

Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.

Tỷ lệ chết: 10-30%.

Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).

3. Bệnh tích:

Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.

Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.

-Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.

-Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.

-Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.

4. Phòng và trị bệnh:

- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.

- Phòng bằng vaccine.

- Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật nuôi.

+ Vitamix: 2 gr/1 lít nước.

+ Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.

+ Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.

Dùng trong 3 ngày liên tục.

KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI MÌ

1. KỸ THUẬT TRỒNG 

1.1 Chuẩn bị giống - Giống khoai mì có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 937-26; KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94 (giống KM94 hiện nay đang bị nhiễm bệnh xì mủ nặng). - Hom khoai mì lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, dùng dao sắc để chặt và tránh làm hom bị dập.

- Xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng vào các dung dịch thuốc diệt nấm (Ridomil, Antracol…) hoặc nước vôi 5% trong 5 – 10 phút, sau đó vớt ra để ráo thuốc rồi đem trồng.

1.2 Thời vụ trồng

Trồng khoai mì có 2 vụ:

* Vụ 1: Trồng từ tháng 4 đến tháng 5 và thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau.

* Vụ 2. Trồng vào tháng 10 đến tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 , 10 năm sau.

2. BIỆN PHÁP CANH TÁC

2.1. Làm đất:

- Đất trồng khoai mì nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại.
- Khoai mì cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20 cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15 ngày và lần 2 sau khi cày lần 2, khoảng 5 – 7 ngày). Kết hợp bón lót vôi, phân chuồng hoai, phân hữu cơ vi sinh Khang Nông, super lân.
- Không lên luống theo chiều dốc của đất, nước sẽ rửa trôi dinh dưỡng.

2.2 Bảo vệ đất

Việc chống xói mòn trên đất dốc trồng khoai mì là rất cần thiết, vì vậy khi trồng khoai mì trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp chống xói mòn như: trồng theo đường đồng mức, trồng xen các cây họ đậu hay phủ rơm rạ ở gốc.

2.3. Phương pháp và mật độ trồng.

Phương pháp trồng:

Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng hoặc hom xiên
Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng.
Khoảng cách và mật độ trồng:
- Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0 m (tương đương với 10.000 cây/ha),
- Trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng và cây khoai mì là 1,2 x 0,6 m/cây hoặc 1,2 x 0,8 m (tương đương với 11.000 cây và 14.000 cây/ha)

3. CHĂM SÓC

3.1 Dặm hom

Khoảng 20 ngày sau trồng nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nẩy mầm hoặc hom yếu.

3.2 Bón phân

Lượng phân sử dụng cho 1ha:
- Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) 5 tấn/ha + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Khang nông/ha. Bón phân hữu cơ, giúp cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn.
- Phân hóa học:
Sử dụng loại phân bón NPK 12-5-12 chuyên dùng cho cây khoai mì, lượng phân bón sử dụng theo số lượng in sẵn trên bao bì.
- Thời gian bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + phân hữu cơ vi sinh Khang Nông
+ Bón thúc lần 1 từ 25 – 30 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + 1/2 phân kali);
+ Bón thúc lần 2 từ 50 – 60 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + 1/2 kali còn lại).
- Thời điểm bón:
Bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn.
- Kỹ thuật bón:
Phân lân + phân chuồng + Hữu cơ vi sinh bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hốc trước khi trồng; Phân NPK bón theo hốc (cách gốc hoặc hom khoai mì 15 – 20cm).

3.3 Trừ cỏ dại

- Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ha, phun ngay sau khi trồng. Kết hợp giữa làm cỏ bằng tay và phun thuốc

4. SÂU HẠI và BỆNH HẠI

- Bọ cánh cứng: Phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lannate,
- Nhện đỏ: Thường xuất hiện vào mùa khô gây cho khoai mì cháy khô từng vùng, dùng, Admire, Ortus, Pegasus, Danitol, Nissorun, Comite.
- Bệnh thối đọt, cháy lá: Dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin
- Bệnh xì mủ: đây là bệnh mới đến nay vẫn chưa có thuốc trị.

5. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

- Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống khoai mì mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đảm bảo năng suất và tỷ lệ bột cao như: giống khoai mì KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng, giống khoai mì KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao và chất lượng bột tốt.

- Thu hoạch đến đâu chế biến hoặc vận chuyển đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ.

BÁNH TRÁNG CỦ CHI

Written By Unknown on Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013 | 11:59

Bánh tráng – nghề truyền thống.
Huyện Củ Chi không chỉ nổi tiếng với hệ thông địa đạo lớn mà nó còn nổi tiếng bởi làng nghề bánh ngon, dẻo. Có thể kể đến những xã như Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây … với 2/3 số hộ dân sinh sống bằng nghề làm bánh tráng. Ở đây, làng bánh tráng đã xuất hiện từ rất lâu đời, không ai còn nhớ chính xác có từ khi nào, chỉ biết rằng người già nhất ở đây từ khi sinh ra đã có việc làm bánh.
Công nhân phơi bánh tráng trên liếp nhựa – Ảnh: T.Giang
Tuy là một loại bánh giản dị, gần gũi nhưng để làm được một chiếc bánh tráng ngon cũng cần đòi hỏi một số tiêu chí cao, như việc chọn gạo cho ngon để làm ra những chiếc bánh tráng dẻo; pha bột sao cho hợp lý để bột không quá ướt cũng không quá khô, tráng bánh phải thật khéo để cho ra những chiếc bánh mỏng đều, tròn; phơi bánh phải đủ nắng để bánh không hôi và không gãy rụng.
Lựa chọn bánh tráng để đóng gói – Ảnh: T.Giang
Nhưng nghề làm bánh tráng là một nghề còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, rồi công nghệ thu công tráng bánh bằng tay là hai yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng của làng nghề. Từ những khó khăn này, cứ ngỡ nghề bánh tráng sẽ không còn phát triễn nhưng những chiếc máy làm bánh theo quy mô công nghiệp ra đời góp phần khắc phục những khó khăn của làng nghề.
Sản xuất bánh theo hướng công nghiệp
Chuyển sang giai đoạn làm bánh bằng máy, nhiều lò bánh gia đình đã bỏ nghề để cùng nhau sản xuất với quy trình lớn hơn, có năng suất cao hơn. Tuy máy móc hỗ trợ nhiều nhưng trong việc làm bánh vẫn cần rất nhiều sự khéo léo của con người như khâu pha bột, kiểm tra bánh thành phẩm, để những chiếc bánh phải đạt chất lượng và giống nhau như khuôn đúc ra.
Công nhân đóng gói bánh tráng – Ảnh: T.Giang


Cùng với xu thế công nghiệp hóa, làm bánh tráng với quy mô lớn đã giải quyết được phần lớn công việc cho người dân ở đây, góp phần nâng cao điều kiện kinh tế địa phương.





Nhờ những chính sách phù hợp và những kết hoạch phát triển lâu dài như: những dự án về vệ sinh môi trường, đào tạo nhân lực tại chổ kết hợp với chiến lược kinh doanh mua bán qua mạng internet đã làm cho thương hiệu bánh tráng Phú Hòa Đông không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà con hướng ra thị trường nước ngoài.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. ĐẶC SẢN CỦ CHI - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by ĐẶC SẢN CỦ CHI